Sự dồn nén kéo dài có thể gây nên các căng thẳng tiêu cực, dẫn đến sự mất kiểm soát về suy nghĩ. Bên cạnh đó, một phần có thể các con chưa hiểu hết về vấn đề mà cả xã hội đang đối diện nên sẽ hình thành cảm giác thiếu công bằng khi việc học diễn ra với tần suất dày hơn việc chơi. Ngoài ra, việc hạn chế gặp gỡ, giao tiếp, kết nối với người thân, bạn bè, thầy cô,… do giãn cách, cách ly, hoặc người thân tham gia chống dịch cũng là một trở ngại tinh thần vì thiếu đi sự gần gũi, sẻ chia, gắn bó so với trước đây. Điều này cũng làm các con nảy sinh suy nghĩ mình bị giảm đi sự quan tâm, hình thành cảm giác tủi thân và dần có khuynh hướng thu mình, xa cách với thế giới xung quanh.